Da là một chất liệu được khá nhiều người ưa chuộng khi mua sắm các vật dụng như giày, ví, thắt lưng, túi xách. Tuy nhiên nó cũng là một chất liệu dễ hỏng nếu không được bảo quản và sử dụng đúng cách. Bảo quản và sử dụng các vật dùng có chất liệu bằng da không khó lắm, chỉ cần bạn để ý 1 chút đến chúng thì bạn sẽ sở hữu những vật dụng bằng da đẹp và bền.
Bảo quản đồ da đúng cách
Không để đồ da tiếp xúc với hơi ẩm như mưa, mồ hôi và các chất lỏng khác. Da không được bảo vệ sẽ cứng và nứt nhanh hơn. Thoa chất bảo quản lên đồ da sau khi da đã khô và được làm sạch. Thỉnh thoảng lại thoa để đảm bảo món đồ nước được khô ráo trước khi mặc. Với những loại da cao cấp, tốt nhất bạn nên mang ra hiệu.
Muốn món đồ da không bị biến hình, bạn nên nhớ: Luôn để ở nơi khô, thoáng mát. Không bỏ đồ da vào túi nhựa hoặc các loại hộp quá kín. Khi treo quần áo da, không dùng mắc treo bằng kim loại. Luôn nhồi đầy túi da bằng giấy báo và dùng giấy cốt giày khi cất giữ giày hoặc bốt. Nên bỏ túi hút ẩm vào hộp đựng những vật dụng bằng da. Và đừng bao giờ để những vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà bạn có lát gạch hay tráng xi măng. Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhất là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc meo.
Cách hiệu quả nhất để có thể giữ gìn món đồ da mà bạn mua là hỏi người bán hàng những đặc tính cụ thể của sản phẩm và cách bảo quản nó. Do đó khi mua một món đồ da, đừng quên đề nghị người bán hàng cho bạn biết:
– Loại da đó là gì? Trong thế giới thời trang, bốn loại da thường được dùng là da bò (bền hơn cả), da trâu (kém bền hơn da bò và lại rẻ hơn), da cừu non (mềm và mỏng, chỉ thường dùng làm áo jacket), còn da cừu trưởng thành (bền hơn và cũng đắt hơn).
– Bảo quản như thế nào? Nếu không nhớ được hết những gì người bàn hàng nói, nên ghi vào sổ.
– Sản phẩm nào bảo quản da tốt? Người bán giày sẽ cho bạn biết loại xi nào thì tốt cho giày trắng, loại nào tốt cho áo da cừu…
Quá trình bảo quản đồ da thường chia làm bốn bước. Bạn đừng nên bỏ qua bất cứ bước nào:
Tẩy: Luôn luôn chọn sản phẩm giúp giữ được lớp dầu bóng tự nhiên của da. Nên tránh những chất tẩy rửa để lại cặn hoặc bất cứ chất nhờn nào chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến da xỉn màu và các đường khâu dễ đứt.
Trước khi tẩy toàn bộ món đồ da, nên thử tẩy ở mảng nhỏ khó thấy. Đợi một vài phút: Nếu không thấy có vết đổi màu nào hãy tiếp tục. Để tẩy đi lớp chất tẩy dư thừa, dùng một miếng vải ẩm hoặc một bàn chải nhỏ chải quanh đường khâu. Tẩy đồ da thường xuyên nếu bạn muốn đảm bảo nó không bị bụi bẩn. Nên tẩy và chăm sóc đồ da trước khi nó khô. Không dùng nhiệt để sấy khô da mà nên để nó khô tự nhiên để giữ phom.
Trường hợp đồ da bị mốc, hòa một cốc cồn với một cốc nước, nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch và tẩy sạch vùng da bị mốc. Với những vết mốc khó tẩy hơn, dùng xà phòng bánh có chứa chất diệt khuẩn và nước. Tẩy sạch phần xà phòng dư bằng một miếng vải sạch và để da tự khô. Hầu hết các vết dầu hoặc mỡ có thể tẩy sạch bằng cách tán nhỏ một viên phấn viết bảng, rắc lên vùng da bị dính bẩn và để nguyên trong khoảng một ngày.
Làm mềm: Tất cả các loại da đều cần được làm mềm lại sau khi giặt. Chất nhờn hoặc dầu có trong dầu xả giúp làm trơn da và tăng thêm độ mềm mại. Cẩn thận với những sản phẩm có chứa petroleum hoặc dầu khoáng bởi chúng sẽ làm hỏng đồ da sau này. Tránh dùng dầu xả có để lại cặn hoặc nhiều chất nhờn. Làm mềm đồ da mỗi mùa vài lần và làm thường xuyên phải tiếp xúc với nắng hoặc độ ẩm.
Đánh bóng: Cẩn thận với một số loại xi bóng có chứa chất tạo màu, chúng có thể làm hỏng màu da tự nhiên. Một số sản phẩm cũng có thể bít lỗ chân lông của da, gây nên những hư hại vĩnh viễn. Đánh bóng da bằng vải mềm.
Bảo vệ: Không để đồ da tiếp xúc với hơi ẩm như mưa, mồ hôi và các chất lỏng khác. Da không được bảo vệ sẽ cứng và nứt nhanh hơn. Thoa chất bảo quản lên đồ da sau khi da đã khô và được làm sạch. Thỉnh thoảng lại thoa để đảm bảo món đồ nước được khô ráo trước khi mặc. Với những loại da cao cấp, tốt nhất bạn nên mang ra hiệu.
Muốn món đồ da không bị biến hình, bạn nên nhớ: Luôn để ở nơi khô, thoáng mát. Không bỏ đồ da vào túi nhựa hoặc các loại hộp quá kín. Khi treo quần áo da, không dùng mắc treo bằng kim loại. Luôn nhồi đầy túi da bằng giấy báo và dùng giấy cốt giày khi cất giữ giày hoặc bốt.